Post Top Ad

Post Top Ad

Đời sốngTin HotXôn xao dư luận

Chi ngàn đô “săn” chim công để ngắm và “nhắm”

Hiện nay, nhiều người truyền tai nhau việc mua chim công có giá hàng chục triệu đồng về làm quà “độc” biếu Tết. Người mua quan niệm, loài công có khả năng cân bằng âm dương, hút vượng khí của đất trời để tạo ra lợi lộc và may mắn. Thậm chí, nhiều đại gia còn coi việc ăn thịt, nuôi công cảnh sẽ có cảm giác của các “vương công quý tộc”?

Chim công – thần may mắn?

Trong quá trình thâm nhập thực tế để làm rõ những lời đồn đoán về khả năng thần diệu của chim công, chúng tôi đã may mắn gặp được anh Lê Mạnh Hà – một tay chuyên “săn” chim quý có tiếng ở phường Đồng Kỵ (Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh). Trong căn biệt thự của mình, anh dành hẳn khoảng sân trước để trưng bày cây cảnh và nuôi chim quý. Anh Hà nói rằngtrong nhà, muốn vượng khí, may mắn tuyệt đối không được vắng thiếu chim công.

Theo chia sẻ của anh Hà, hai năm nay, nhu cầu “săn” chim công bỗng tăng đột biến. Chính vì vậy, rất nhiều trang trại đang nuôi loại chim này. Tuy nhiên, để kiếm được một chú chim công hoàn hảo, đúng nghĩa là loại chim quý để làm quà biếu rất khó. “Hiện tại, các trang trại chủ yếu nuôi  các loài dễ thuần chủng như công Má vàng, công Lam hay công Ấn Độ. Còn những loài tuyệt mỹ như công Ngũ sắc hay công xanh ở nước ta, số lượng của chúng cũng chỉ đếm trên đầu ngón tay”, anh Hà cho biết. 

Khi đề cập về cơn sốt chim công trong dịp Tết, anh Hà chia sẻ: “Nhiều người cho rằng, chim công không chỉ đơn thuần có vẻ đẹp bề ngoài mà nó còn có khả năng thu hút năng lượng của trời đất. Bởi bộ lông đuôi của chúng vừa chạm đất, lại vừa chỉ thiên. Bên cạnh đó, những chấm tròn trên lông đuôi còn giống với đồng tiền xu. Thời xưa, chỉ có quan ngũ phẩm trở lên mới được dùng mũ có cắm lông chim. Chính vì vậy, người ta tin và suy luận loài chim này tượng trưng cho quyền uy, đem lại may mắn tài lộc”. Trong căn biệt thự, anh Hà đóng một chiếc cũi khá lớn để trưng bày con công mà anh cho là hoàn hảo. Khách đến đây, ai cũng trầm trồ khen ngợi. Được biết, không chỉ coi công là thần may mắn, nhiều người còn xem nó như thước đo độ sang trọng của mình.

Cận cảnh đàn chim công của trang trại.

Vừa làm cảnh vừa làm đồ nhắm

Theo chân những người đang cần tìm mua chim công, PV  đã tiếp cận với một trang trại chuyên nuôi và cung cấp chim thịt trên địa bàn Hà Nội. Cơ sở này có tên là Vườn Chim Việt. Khi chúng tôi đến thấy rất nhiều chim công được nhốt trong các chuồng nuôi lớn, bên ngoài được quây kín bằng lưới thép. Mỗi chuồng nuôi rộng khoảng 20 – 30m² và được chia thành nhiều khu khác nhau. Trong đó có từ 4 – 6 con trưởng thành, hoặc 10 – 15 con từ 6 đến 12 tháng tuổi. Một nửa diện tích của chuồng được che bạt thấp để làm chỗ cho công trú ẩn. Trong khu chuồng nuôi mới xây dựng được trồng rất nhiều cây, nền phủ đầy cát.

Trao đổi với PV, chủ trang trại tên Trần Nhữ Giáp chia sẻ: “Số lượng khách đến mua chim công tại trang trại dịp này tăng đột biến. Ngày nay, người ta nuôi chim công không chỉ để thưởng ngoạn. Những người có điều kiện còn mua chim công về để chế biến ra các món ăn vào dịp Tết. Theo phong thủy, chim công tượng trưng cho sự phú quý giàu sang, đem lại may mắn cho gia chủ. Tại trang trại của tôi hiện có vài chục cặp công với giá lên tới 20 – 30 triệu đồng. Tôi giữ lại khoảng 5-6 cặp để nhà dùng và làm quà biếu”.

Anh Giáp cho biết thêm, có hai loài chim công được nuôi phổ biến ở các trang trại là công Má vàng và công Ấn Độ. Chúng dễ thuần hóa và thích nghi với điều kiện và khí hậu của nước ta. Tuy nhiên, so với những loài công được phát hiện trong tự nhiên thì giá của nó chỉ bằng phân nửa. Nếu ai bắt được cặp công tự nhiên thì giá có thể dao động từ 50-60 triệu đồng, thậm chí hàng trăm triệu đồng”.

Cặp chim công ngũ sắc được hét giá vài chục triệu đồng.

Theo tìm hiểu của PV, trước đây, khi công chưa được nhân giống nhân tạo ở Việt Nam thì người chơi muốn tìm mua một đôi để làm cảnh là việc vô cùng khó khăn. Từ năm 2009, chi cục Kiểm lâm Hà Nam chính thức cấp phép nuôi công sinh sản cho một cơ sở nữa của anh Giáp đặt tại Hà Nam.

Tìm hiểu từ một cơ sở khác ở Bắc Ninh, chúng tôi được biết, những ngày này họ đang tất bật chăm sóc đàn công do khách đặt từ trước. “Từ đầu tháng 12 dương lịch có rất nhiều khách hàng từ Hà Nội và các tỉnh lân cận gọi về đặt hàng. Nhưng, họ nhờ chủ trang trại nuôi giúp, gần Tết mới đến lấy về ”, ông Lê Quang Khởi, chủ một trang trại nuôi công cho biết.

 Hiện, gia đình ông Khởi cũng đang nuôi hơn 10 cặp công trưởng thành, biết múa. Hiện, ông mới chỉ nhận lời bán cho khách quen với giá từ 20 triệu đồng/cặp. Chủ cơ sở này còn khẳng định: “Trang trại chúng tôi cũng bán những dòng chim quý. Đó là công ngũ sắc và công trắng tuyết. Loại trưởng thành có giá từ 15 – 20 triệu đồng/con. Với những loại khác có giá bình dân hơn, như chim công xanh trưởng thành có giá gần 10 triệu đồng/ con”.

Ngoài ra, khi tìm kiếm thông tin từ internet, chúng tôi cũng kết nối được với một chủ nuôi công ở khu vực phía nam theo số điện thoại 09xxxxx288. Khi hỏi về nhu cầu của người dân trong dịp Tết, người này cho hay, do khí hậu của Nam Bộ khác miền Bắc nên số lượng các cơ sở nuôi chim công không nhiều. Năm nay, nhu cầu khách hàng mua công cũng tăng bất ngờ. Vì thế, hơn nửa tháng trở lại đây, có nhiều người tìm đến để mua công về làm quà biếu Tết. Nhưng cả chuồng nuôi của gia đình cũng chỉ còn hơn chục cặp công đẹp nên tôi vẫn chưa nhận lời bán”.


Nhiều tiền sinh nhiều trào lưuTrao đổi với PV, chuyên gia phong thủy Nguyễn Sinh Hà (công ty TNHH phong thủy Sinh khí) cho biết: “Hiện nay, nhiều gia đình có điều kiện đang bị chi phối bởi trào lưu “phú quý sinh lễ nghĩa”. Càng có tiền họ càng nghĩ ra nhiều trào lưu, nhiều thứ để tiêu tiền. Không ít người Việt quan niệm, đầu tư tiền bạc vào các lễ vật cầu kỳ, đắt tiền sẽ được tổ tiên phù trợ. Tin đồn nuôi chim công để hút sinh khí nhằm mang lại tiền tài, lợi lộc hay việc thưởng thức những món được chế biến từ chim công để mong phát đạt trong làm ăn là không có căn cứ. Cứ sống tốt với mọi người, cố gắng làm việc, tích đức thì vận may sẽ tự đến. Không nên thần thánh hóa động vật vô tri để mất tiền, rước lo âu”.

Related Posts

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad