Post Top Ad

Post Top Ad

chuyen-co-tichchuyen-tinh-co-tichchuyen-tinh-yeuĐời sốnghọa sĩ Lê Duy ỨngLê Duy ứngthieu-nu-ha-thanhTình Yêu

Tình yêu diệu kỳ của thiếu nữ Hà thành trở thành “đôi mắt thứ hai” cho anh thương binh mù

Sau những ngày dài điều trị trong bệnh viện, cảm giác chán nản, tuyệt vọng luôn thường trực trong con người Lê Duy Ứng. 


Thậm chí, đôi ba lần dại dột ông đã nghĩ đến cái chết để giải thoát bản thân mình. Nhưng nhờ tình yêu chân thành và kiên định của người yêu Trần Thị Lê đã giúp ông vượt qua mặc cảm, lấy lại niềm tin trong cuộc sống. Cho đến bây giờ, ông vẫn thầm cảm ơn cuộc đời đã mang đến cho ông người phụ nữ tuyệt vời này.

Tình yêu vượt qua mưa bom, bão đạn


Cho đến bây giờ, ngồi ôn lại những ngày tháng đã qua, họa sỹ thương binh Lê Duy Ứng vẫn cứ ngỡ đời mình như một cuốn tiểu thuyết. Mà trong chuỗi dài hành trình đó, sau khi lấy đi của ông đôi mắt đổi lại ông đã được cuộc đời “bù lại” cho nhiều món quà vô giá, trong đó có người vợ thân yêu của mình- bà Trần Thị Lê. 

Họa sỹ thương binh Lê Duy Ứng

Vì ít ai ngờ, một người con gái xinh đẹp, từng là niềm ao ước của bao chàng trai chốn Hà thành thời đó lại có thể đem lòng say mê anh họa sỹ hiền lành, chân chất của vùng đất Bình Trị. Không chỉ yêu bằng thứ tình yêu đơn thuần, mà lớn lao hơn cả đó là thứ tình nghĩa, tình đồng đội, đồng chí. Ngồi nói chuyện với người đối diện, chốc chốc ông lại quay sang dí dỏm hỏi như trêu vợ mình: ‘Sao thời xưa bà liều thế nhỉ, trai tráng khỏe mạnh không lấy lại đi lấy anh thương binh mù”. Biết là hỏi thế thôi, nhưng tôi chắc chắn rằng, người đàn ông này đang rất hạnh phúc với câu trả lời mà ông đã sớm có được.

Sinh ra tại vùng đất Quảng Bình, từ bé, ông ấn tượng mạnh về con người của Hồ Chí Minh qua những câu chuyện cha kể, ông mường tượng ra hình ảnh của Người và vẽ một cách say mê.  Năm 20 tuổi, ông tốt nghiệp trung học phổ thông rồi quyết định ra Hà Nội để học trường Đại học Mỹ thuật. Tháng 9/1971 khi học năm thứ 3 đại học, theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc ông gác bút nghiên hăng hái xung phong vào chiến trường Quảng Trị. Vì có khiếu nghệ thuật nên chàng thanh niên Ứng được phân công vào ban Truyền thống, hàng ngày là làm trợ lý văn hóa cho trung đoàn. Các công việc như: Vẽ tranh in lưới, tổ chức những cuộc trưng bày tranh lưu động trong từng lán trại quân đội, quay phim, chụp ảnh, vẽ ký họa chiến trường để làm tư liệu lịch sử…

 Cũng chường năm đó, thiếu nữ Hà thanh xinh đẹp Trần Thị Lê vừa tròn 19 tuổi, là nhân viên của một cửa hàng trên phố Nguyễn Công Trứ (Hà Nội) xung phong vào miền Trung động viên bộ đội. Đoàn T72 của cô Lê đóng ở Quảng Trị. Chính tại mảnh đất ác liệt này, hai người đã gặp nhau. Ấn tượng ban đầu về chiến sỹ Lê Duy Ứng trong bà Lê là giọng nói nằng nặng hơi khó nghe, sau một vài lần tiếp xúc thì bà lại càng cảm mến tài năng, sự dũng cảm. Gặp gỡ rồi chia ly, hai người hẹn nhau ngày tái ngộ tại Thủ đô. Trong một vài lần ra dự triển lãm tranh lưu động, Lê Duy Ứng cũng có dịp ghé qua thăm nhà của người yêu, rất may là mọi người trong gia đình bà Lê đều quý mến anh, xem ông như người thân trong nhà.

Khi tình yêu giữa hai người ngày càng lớn lên, nhiều người vẫn thắc mắc, sức mạnh nào để giúp họ có thể vượt qua khoảng cách địa lý, thời gian và không gian để đến được với nhau. Chỉ qua những bức thư viết vội, những lời hẹn thề còn dang dở…mà tình yêu son sắt ấy cũng vượt qua được mưa bom, bão đạn. Cả hai quyết định hẹn ước nên duyên vợ chồng khi hòa bình thống nhất. 

Năm 1975, khi trận chiến đang trong giai đoạn kết thúc, chỉ còn hai ngày nữa là thống nhất. Hôm đó, đoàn xe tăng của ông chẳng may trúng đạn chống tăng của địch, làm ông bị hỏng hai mắt. Chưa bao giờ ông cảm nhận rõ ranh giới mong manh giữa sự sống và cái chết đến như thế, trong lúc cảm nhận cái chết đang dần bao phủ, ông cố ghìm mình, dùng ngón tay thay ngòi bút, lấy dòng máu tươi đang chảy ròng ròng thay mực vẽ, vội vàng phác họa hình ảnh về Bác qua trí mường tượng lờ mờ. Dưới bức ký họa đề dòng chữ nguệch ngoạc: “Con nguyện hiến dâng người Người tuổi thanh xuân”. Bức vẽ vừa hoàn thành, ông cẩn thận đặt phía góc trái tim rồi từ từ lịm đi.

Lê Duy Ứng được đưa ra Nha Trang điều trị hơn 1 tháng. Lúc này, ông mất liên lạc với bà Lê, cũng từ đó ông ngỡ rằng cuộc đời đã mãi mãi chia cắt tình yêu của hai người. Lê Duy Ứng bồi hồi nhớ lại những ngày tháng đau đớn về bệnh tật, khi biết mình hỏng đôi mắt đã khiến ông suy sụp hoàn toàn. 

Áp lực tinh thần, nghĩ mình đã trở thành con người tàn phế đã ám ảnh ông, khiến ông chết mòn từng ngày: “Thời gian nằm điều trị ơ Nha Trang, tôi buồn lắm, nhiều lần muốn tự tử. Vì đôi mắt là cửa sổ tâm hồn, giờ không còn nó tôi nhìn cuộc đời và vẽ cuộc đời bằng cách nào đây. Tôi xin thuốc ngủ định uống nhưng sau đó mọi người kịp thời phát hiện. Tôi muốn sống cuộc đời ẩn dật, kể cả gia đình trong quê Quảng Bình tôi cũng không thông báo. Sau khi bệnh tình khá hơn, tôi được chuyển ra bệnh viện Quân y 108 ở Hà Nội để điều trị. Nhờ có một người bạn của tôi báo tin, Lê đã tìm đến tận bệnh viện để tìm gặp tôi’.

Lời tỏ tình trong bệnh viện


Khi ông tỉnh mới biết mình đang nằm trong bệnh viện Quân y 108 Hà Nội, gắng gượng mở to đôi mắt để nhìn ngắm mọi thứ nhưng ông bất lực. Qua thị lực mờ mờ, ông nhận ra người con gái mà mình yêu thương chỉ bằng giọng nói ấm áp. Lê thương anh mà không dám khóc to, chỉ lặng lẽ lấy chiếc khăn lau vội. Người đàn ông khỏe mạnh, tài hoa ngày nào giờ đang nằm im lìm trên giường bệnh, với đôi mắt đã gần như mù lòa. Càng nghĩ càng thương, càng thương Lê càng muốn gắn bó suốt đời với anh Ứng.

Vợ chồng ông Lê Duy Ứng

Bà Lê kể: ‘Tôi đã cân nhắc kỹ, khi quyết định đến với anh Ứng, tôi được phía gia đình hoàn toàn ủng hộ. Vì anh ấy là một thanh niên sống có lý tưởng nhưng số phận không may bắt anh ấy chịu thiệt thòi. Bố mẹ tôn tôn trọng ý định của tôi, miễn là tôi sau này không được kêu ca hay thay lòng đổi dạ. Bố mẹ tôi còn ‘bênh’ con rể tương lai rằng: ‘Người như anh ấy đã chịu hy sinh, mất mát vì thắng lợi chung để người khác sống được nguyên vẹn mà lại phải mất mát vì người vợ không chung thủy thì đó là nỗi đau khôn lường. Bố mẹ sẽ không tha thứ cho con nêu con phạm phải điều nhẫn tâm ấy. Nhưng bố mẹ tin là không có chuyện đó xảy ra vì trồng cây đã biết cây nào cong từ lúc còn thơ, nuôi con biết con nào hiếu thảo từ khi còn nhỏ”.

Khi xác định xây dựng duyên trăm năm với ông Ứng, bà cũng đã xác định những điều mình phải vượt qua: “Đã có tâm lấy chồng thương binh hỏng mắt thì phải thấy trước những điều thiệt thòi hơn người chồng lành lặn. Vì người chồng khác có thể giúp đỡ vợ con nhiều công việc trong cuộc sống còn chồng mình thì đi bộ phải dắt, đi xe phải đèo, muốn đi xem hát, xem phim cũng phải nhịn… nhất là lúc có con rồi mới thống khổ được nỗi vất vả nuôi con một mình”. Bà Lê cũng tự nguyện cùng chia ánh sáng cuộc đời với chồng để cùng nhau vượt qua quãng đường rất dài phía trước. 
        
Một hôm, tại căn phòng nhỏ nơi bệnh viện Quân y, bà Trần Thị Lê “mạnh bạo” ngỏ lời yêu thương với thương binh Lê Duy Ứng. Dù rất hạnh phúc, hạnh phúc đến nỗi nước mắt ông chực trào ra khi biết người con gái ấy vẫn chung thủy với mình. Nhưng nghĩ giờ mình chỉ là người tàn phế, lo cho bản thân không nổi huống hồ ‘đèo bòng’ thêm vợ con. Ông đành nói dối: “Lê ơi, anh không lấy vợ đâu”. 

Nhưng cô gái trẻ vẫn khăng khăng: “Em yêu ai thì nguyện chết với người ấy. Anh là người của dân của nước. Em muốn gánh một phần vất vả cuộc đời anh. Chúng ta không lấy nhau, sau này, anh sẽ có vợ, em cũng có chồng. Người vợ anh cưới, anh không biết mặt. Nếu con chúng ta giống em thì anh tưởng tượng luôn ra mặt con” – cô Trần Thị Lê nhớ lại khoảnh khắc ấy. Cho đến bây giờ, hai ông bà vẫn nghĩ rằng tình yêu không cần chỉ lối đưa đường mà nó tự tìm đến nhau bằng trái tim.

Cho đến ngày 19/9/1976, đám cưới diễn ra trong niềm vui của hai họ và bạn bè, đồng đội. Một năm sau, đứa con trai kháu khỉnh ra đời được ông bà đặt tên  con là Đông Hà- tên của một vùng đất ở Quảng Trị, nơi ghi lại dấu ấn tình yêu của hai người. Cho đến bây giờ, sau gần 40 năm bà vẫn ở bên cạnh chăm sóc cho ông từng bữa cơm, giấc ngủ, nhất là mỗi khi trái gió trở trời. Họ hạnh phúc với niềm vui thật bình dị mà cao cả. Đại tá, thương binh Lê Duy Ứng vẫn hóm hỉnh đùa rằng: "Chính bà ấy là nguồn sáng của đời tôi".


Họa sĩ Lê Duy Ứng sinh năm 1947 tại thôn Cổ Hiền, xã Hiền Ninh, tỉnh Quảng Bình. Ông là Đại tá Quân đội Nhân dân Việt Nam, Hội viên Hội Mỹ thuật Việt Nam. Đề tài Bác Hồ và chiến tranh cách mạng luôn là nguồn cảm hứng vô tận trong sáng tác của ông. Đến nay, ông đã có hơn 3.000 bức tranh ký họa chân dung Bác Hồ, gần 200 tác phẩm điêu khắc, hơn 2.000 ký họa về chiến trường, trong đó có 500 bức ký họa về chiến trường Quảng Trị; gần 50 cuộc triển lãm cá nhân và nhiều giải thưởng Mỹ thuật trong nước và quốc tế.

Related Posts

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad