Post Top Ad

Post Top Ad

bat-lucChuyện lạsung-manThâm cung bí sửTin HotTrần Dụ Tôngvị vua bất lựcvua

Số phận buồn tủi của những người phụ nữ xung quanh vị Hoàng đế “bất lực”

Có mẹ được mệnh danh “Nghiêu Thuấn trong giới nhân” nên xung quanh Hoàng đế Trần Dụ Tông, có không ít mỹ nữ có xuất thân “cành vàng, lá ngọc”, nhưng phải chịu chung cảnh “phòng đơn, gối chiếc” cho đến hết đời. Duy nhất, có một người phụ nữ trong số họ được hưởng “đặc ân” với Thiên tử. Nhưng trớ trêu thay, bà chỉ là một đơn thuốc chữa bệnh “yếu” cho vua và bà lại chính là - Thiên Ninh công chúa, chị gái của vua.

Nghi án “còn tân” của Hoàng hậu

Như đã nói ở kỳ trước, ngay cái đêm được mời vào cung ấy, sau khi trút bỏ xiêm áo, trước mặt Dụ Tông Hoàng đế là cơ thể tuyệt đẹp của thiếu nữ đang độ xuân thì. Sử sách không nói về vẻ đẹp của Nghi Thánh Hoàng hậu nhưng là con nhà thế gia, cuộc sống từ bé trong nhung lụa nên sắc đẹp của nàng mang một chút gì đó mỏng manh, đài các.

Theo nghi thức cung đình, khi Hoàng đế qua đêm với Hoàng hậu hay cung tần trong cung sẽ phải chọn giờ “hoàng đạo”, để mong có con trai để nối nghiệp tổ tông. Tuy đã ham muốn “mạnh mẽ” nhưng Dụ Tông vẫn phải chờ tín hiệu từ tên Thái giám đang túc trực ở ngoài… Thực ra, ở căn phòng kế bên, Thái thượng hoàng Trần Minh Tông và Hiến Từ thái hậu cũng hồi hộp không kém, họ cẩn thận theo dõi từng cử chỉ của hai người, số mệnh vương quyền của dòng họ Trần có thể sẽ được quyết định trong tối nay…



Quan coi chiêm tinh của hoàng gia thông báo giờ lành đã đến, cả cấm thành “nín thở” dõi theo, Dụ Tông lúc này như một con thú lao đến bên Hoàng hậu. Tất cả những ý nghĩ dâm loạn cứ như dòng thác đổ, ào ạt… hai người quấn vào nhau. Thế nhưng, một điều không thể ngờ được là nửa tiếng đã trôi qua, ông vua này vẫn “không làm ăn gì được” ngoài những nụ hôn ngấu nghiến…

Hoảng loạn, Dụ Tông như một kẻ điên, ông ta la hét, đập phá, đạp đổ mọi thứ… Bọn cung nhân thấy vậy hoảng sợ, vội vàng vào dìu Hoàng hậu ra ngoài… Căn phòng kế bên, Thượng hoàng Minh Tông đang có ý muốn giết Trâu Canh vì sự vô hiệu của đơn thuốc. Trâu Canh quỳ sụp xuống, hắn lý giải nguyên nhân bệnh của vua là do tâm lý và xin được cung tiến một cách chữa bệnh quái dị…

Biến chị gái thành “bài thuốc” chữa yếu sinh lý

Sách Đại Việt sử ký toàn thư (quyển 7, kỷ nhà Trần) chép: “Mùa thu, tháng 7 (Tân Mão, 1351),... Trâu Canh có tội đáng chết, được tha. Bấy giờ Trâu Canh thấy vua (Trần Dụ Tông) bị liệt dương, dâng phương thuốc nói rằng phải giết một đứa bé trai, lấy mật hòa với dương khởi thạch mà uống và thông dâm với chị hay em ruột của mình thì sẽ hiệu nghiệm.Trần Dụ Tông quyết định thông dâm với chị ruột là công chúa Thiên Ninh…”.

Thiên Ninh công chúa tên thật là Trần Ngọc Tha, bà là con gái của vua Trần Minh Tông và Lê Thánh hoàng hậu Trần Thị, chị em ruột với vua Trần Dụ Tông, Cung Túc Vương Trần Nguyên Dục- người đã nhận nuôi Dương Nhật Lễ. Từ nhỏ lớn lên bên nhau, giữa Dụ Tông và Thiên Ninh tuy là phận vua tôi nhưng tình cảm vẫn dành cho nhau như chị em trong nhà. 



Sử sách có nhắc đến tính cách của Thiên Ninh, tuy là công chúa “lá ngọc cành vàng” nhưng nàng không thích thêu thùa, may vá mà thích đọc sách binh pháp, thích bàn chuyện chính sự. Vì thế Dụ Tông cũng tin cậy giao cho đảm nhiệm. Bà được coi là bậc anh hùng trong giới nữ lưu. Tính cách mạnh mẽ, suy nghĩ trước sau của bà rất được mọi người trong cung kính phục, đặc biệt là dành được tình cảm của cả Thượng hoàng Minh Tông lẫn vua Dụ Tông đương triều.

Thiên Ninh đã nhiều lần đề nghị nên loại bỏ Trâu Canh, bà cũng đồng ý với “Thất trảm sớ” của người thầy vĩ đại Chu Văn An, nhưng tất cả đều không được Dụ Tông chấp nhận vì Trâu Canh là niềm hy vọng cho căn bệnh khó nói của nhà vua.

Trâu Canh vì việc này mà có hiềm khích với Thiên Ninh, hắn đợi dịp trả thù, bằng những lời nói đường mật, hắn đã thuyết phục được nhà vua tin rằng phương thuốc sẽ thực sự công hiệu nếu vua “quan hệ”… với chị ruột. Thượng hoàng Minh Tông biết chuyện, giận lắm, muốn giết quách Trâu Canh đi nhưng cũng lo lắng nếu hắn chết thì căn bệnh của vua coi như “hết thuốc” chữa.

Nhờ tác động của vua, Thượng hoàng và Thái hậu cũng phải ngậm ngùi đồng ý, dù biết điều đó là trái với đạo lý. Bằng việc đưa ra những dẫn chứng về hơn 35 cuộc hôn nhân nội tộc trong họ Trần từ thời khai triều, Thượng hoàng cũng thuyết phục được Thiên Ninh công chúa đồng ý. Trâu Canh trong bụng cười thầm vì mũi tên đã trúng hai đích, vừa trả thù được công chúa, vừa chữa được bệnh cho vua tức là hắn đã lập được công lớn. Trâu Canh cũng khá chắc chắn việc này vì hắn hiểu được những ý nghĩ dâm loạn, lệch lạc sẽ kích thích “bản năng” của ông vua liệt dương…

Thái hậu hiền lương và kết cục bi thảm

Nói thêm về thân mẫu của vua Dụ Tông, bà là Chính cung hoàng hậu của vua Trần Minh Tông. Hiếu Từ hoàng hậu nổi tiếng là người nhân hậu và giỏi “đối nhân xử thế”. Bà được người đời ca tụng là “Nghiêu Thuấn trong giới nữ nhân”. Bà thương yêu các con của vua Minh Tông như con ruột không phân biệt, dù là con của vợ thứ hay cung phi sinh ra, và còn thân thiện với các cung tần trong cung, cũng như hay phát tiền bố thí dân nghèo.

Nhiều lần bà bị vu oan hay hiềm khích, nhưng bà đều bỏ qua, không lợi dụng uy tín của mình để truy cứu hay trả thù. Có một câu chuyện nổi tiếng về lòng nhân từ của bà được truyền lại như sau: “Trước kia, khi Minh Tông còn ngự ở Bắc Cung, có tên gác cổng bắt được con cá bống trong giếng Nghiêm Quang, trong mồm con cá có ngậm vật gì, moi ra thì đó là “bùa yểm”, có ghi các tên Dục Tông, Cung Túc, Thiên Ninh (đều là các con đẻ của Hiến Từ). Tên gác cổng cầm lá “bùa” tâu lên vua. Minh Tông sợ lắm, truyền bắt hết các cung nhân, bà mụ, thị tỳ trong cung để tra hỏi. Thái hậu thưa: "Khoan đã, sợ trong đó có kẻ bị oan, thiếp xin tự mình bí mật xét hỏi đã".

Minh Tông nghe theo. Thái hậu sai người hỏi tên gác cổng rằng: "Gần đây, phòng nào trong cung mua cá bống?". Tên gác cổng trả lời là Thứ phi Triều Môn. Thái hậu nói cho Minh Tông biết. Minh Tông lập tức ra lệnh tra xét cho ra.

Thái hậu tâu: "Đây là việc trong cung, không nên để hở ra ngoài. Thứ phi Triều Môn là con gái của Cung Tĩnh Vương, nếu để hở ra thì Quan gia sẽ sinh hiềm khích với Thái úy. Thiếp xin ỉm việc này đi không xét hỏi nữa!". Minh Tông khen bà là người hiền.

Đến khi Minh Tông băng, tướng quân Trần Tông Hoắc muốn tỏ ra trung thành với Dụ Tông, thêu dệt việc đó ra, làm Thiếu úy suýt nữa bị hại, nhờ Thái hoàng hậu  cố sức cứu đỡ mới thoát”…

Người đời lúc bấy giờ ca ngợi Thái Hậu đã trọn đạo làm mẹ, tuy là phận con đích, con thứ không giống nhau, mà lòng nhân từ của bà đối với con nào cũng thế, làm cho ân nghĩa vua tôi, anh em, cha con không một chút thiếu sót, từ xưa đến nay chưa có ai được như vậy.

Tuy vậy, bà đã mắc một sai lầm dẫn tới cái chết của bản thân. Khi Trần Dụ Tông qua đời, không có con nối dõi. Trong triều, hoàng tộc muốn lập người anh khác mẹ của Dụ Tông là Cung Định vương Trần Phủ lên làm vua, nhưng bà nhất định đòi lập người con nuôi của Cung Túc vương Trần Nguyên Dục (anh ruột của vua Dụ Tông, đã qua đời hồi năm 1363) là Dương Nhật Lễ lên ngôi …


Related Posts

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Bottom Ad