Người nước ngoài phạm tội ở ngoài lãnh thổ nước Việt Nam có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo BLHS Việt Nam trong những trường hợp có điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia.
Theo Thanh Niên cho biết, Bộ Công an hai nước Trung Quốc, Việt Nam đã phối hợp, bắt giữ được đối tượng sát hại nữ doanh nhân Hà Linh. Cũng theo nguồn tin này, bước đầu, nghi can khai nhận được thuê đầu độc nữ doanh nhân do mâu thuẫn làm ăn. Sau khi gây án, đối tượng đã bỏ trốn sang Đài Loan.
Vụ án nữ doanh nhân Hà Linh bị sát hại tại nước ngoài nhận được sự quan tâm lớn từ phía dư luận không chỉ bởi đây là một vụ án đặc biệt nghiêm trọng mà bởi nạn nhân là một nữ doanh nhân trẻ thành đạt.
Nữ doanh nhân Hà Linh.
Liên quan đến việc nghi can sát hại doanh nhân Hà Linh sẽ bị xét xử ở đâu do hành vi phạm tội xảy ra ở nước ngoài, trao đổi nhanh với PV báo điện tửNgười đưa tin, luật sư Nguyễn Đình Thái Hùng, văn phòng luật sư Thái Hùng, Đoàn luật sư TP.Đà Nẵng cho hay:
“Điều 6, Bộ luật hình sự 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009 quy định về Hiệu lực của Bộ luật hình sự đối với những hành vi phạm tội ở ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Theo đó, công dân Việt Nam phạm tội ở ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự tại Việt Nam theo Bộ luật này. Quy định này cũng được áp dụng đối với người không quốc tịch thường trú ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Cũng tại khoản 2, của Điều 6, quy định: Người nước ngoài phạm tội ở ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Bộ luật hình sự Việt Nam trong những trường hợp được quy định trong các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia”.
Theo luật sư Nguyễn Đình Thái Hùng: “Căn cứ khoản 2 Điều 6 thì người nước ngoài giết Hà Linh tại nước ngoài thì có thể bi truy cứu theo luật Việt Nam nếu được ghi trong hiệp định. Tuy nhiên theo hiệp định tương trợ năm 1989 giữa Việt Nam và Trung Quốc thì không có điều khoản trên nên khả năng sẽ được xét xử theo luật Trung Quốc, tại Trung Quốc chứ không di lý về Việt Nam để xét xử”.
Bà Hà Linh tên thật là Hà Thúy Linh (45 tuổi), Giám đốc Công ty TNHH Hà Linh, Phó chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp trẻ tỉnh Lâm Đồng, một nữ doanh nhân thành công đặc biệt với sản phẩm trà ô long.
Trước đó, vào hồi tháng 9 vừa qua, bà Linh đến Trung Quốc để ký hợp đồng tiêu thụ trà ô long. Tại đây, bà đã bị một đối tượng lạ mặt đánh và đầu độc.
Nghĩ rằng không vấn đề gì xảy ra với mình nên bà Linh không đến bệnh viện kiểm tra mà về khách sạn để nghỉ ngơi. Sau đó, bà Linh có lên công an trình báo việc. Tối cùng ngày, nữ doanh nhân đã tử vong.
“Theo thông tin từ báo chí từ trước tới nay có thể thấy người bị hại là công dân Việt Nam, người phạm tội là công dân nước ngoài, tội phạm được thực hiện trên lãnh thổ nước ngoài (cụ thể là Trung Quốc).
Khoản 2 Điều 6 – Bộ luật hình sự cũng quy định “Người nước ngoài phạm tội ở ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Bộ luật hình sự Việt Nam trong những trường hợp được quy định trong các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia”.
Như vậy, người nước ngoài thực hiện hành vi phạm tôi ở nước ngoài có thể được áp dụng bởi Bộ luật Hình sự Việt Nam và thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án Việt Nam theo Bộ luật Tố Tụng Hình sự trong trường hợp được quy định trong các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia”.
Việt Nam và Trung Quốc đã ký Hiệp định tương trợ tư pháp về các vấn đề dân sự và hình sự giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa nhân dân Trung Hoa có hiệu lực từ ngày 25/12/1999. Theo đó, các bên ký kết tương trợ tư pháp các vấn đề hình sự ở một số hoạt động như: Tống đạt giấy tờ; Điều tra, thu thập chứng cứ; Triệu tập và bảo hộ người làm chứng, người giám định; Chuyển giao tiền và tài sản do phạm tội mà có; Thông báo bản án hình sự; Từ chối tương trợ tư pháp về các vấn đề hình sự.
Căn cứ vào Hiệp định tương trợ tư pháp nói trên thì vụ án này được áp dụng luật pháp Cộng hòa nhân dân Trung Hoa và thuộc thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng nhà nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.
Trong trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng nhà nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa cần sự hợp tác từ Việt Nam thì phạm vi hợp tác cũng chỉ dừng lại ở một số hoạt động như: Tống đạt giấy tờ; Điều tra, thu thập chứng cứ; Triệu tập và bảo hộ người làm chứng, người giám định; Chuyển giao tiền và tài sản do phạm tội mà có; Thông báo bản án hình sự".
Luật sư Nguyễn Văn Tiến - Văn phòng luật sư Đại Quốc Việt - Đoàn Ls TP.HCM
Băng Tâm - Nguoiduatin.vn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét